Tìm hiểu Bảng Tính Tan Hóa HọcLớp 8+9+11 Đầy Đủ & Chi Tiết

Tìm hiểu Bảng Tính Tan Hóa HọcLớp 8+9+11 Đầy Đủ & Chi Tiết là chủ đề trong nội dung bây giờ của chúng mình. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé.

Bảng tính tan thể hiện tính tan hay không tan của một chất (muối, bazo hoặc axit) trong nước. Nó cho biết độ tan các chất trong nước: chất nào kết tủa, bay hơi, chất tan hay không tan giúp cho các em giải các bài toán hóa học. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Bảng tính tan đầy đủ nhất

Bảng dưới đây hệ thống đầy đủ tính tan của nhóm hidroxit gốc axit
Bảng dưới đây hệ thống đầy đủ tính tan của nhóm hidroxit gốc axit
Bảng tính tan của nhiều chất đặc biệt
Bảng tính tan của nhiều chất đặc biệt
Bảng tính tan của muối và hidroxit
Bảng tính tan của muối và hidroxit

Cách học bảng tính tan nhanh nhất

Hợp chất Tính chất Trừ
Axit (xem ở cột ion H+ và anion gốc axit tương ứng). Đều tan. H2SiO3
Bazo (xem ở hàng ion OH– và các cation tương ứng). Không tan. LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NH4OH.
Muối liti Li+

Muối natri Na+

Muối kali K+

Muối amoni NH4+

Đều tan.
Muối bạc Ag+ Không tan (thường gặp AgCl). AgNO3, CH3COOAg.
Muối nitrat NO3–

Muối axetat CH3COO–

Đều tan.
Muối clorua Cl–

Muối bromua Br–

Muối iotua I–

Đều tan. AgCl: kết tủa trắng

AgBr: kết tủa vàng nhạt

AgI: kết tủa vàng

PbCl2, PbBr2, PbI2.

Muối sunfat SO42- Đều tan BaSO4, CaSO4, PbSO4: trắng

Ag2SO4: ít tan

Muối sunfit SO32-

Muối cacbonnat CO32-

Không tan Trừ muối với kim loại kiềm và NH4+
Muối sunfua S2- Không tan Trừ muối với kim loại kiềm, kiềm thổ và NH4+
Muối photphat PO43- Không tan Trừ muối với Na+, K+ và NH4+

Màu một số bazơ không tan hay gặp

Bazo Màu sắc
Mg(OH)2 Trắng
Cu(OH)2 Xanh lam
Al(OH)3 Keo trắng
Zn(OH)2 Trắng
Pb(OH)2 Trắng
Cr(OH)3 Lục xám
Mn(OH)2 Hồng nhạt
Fe(OH)2 Trắng xanh
Fe(OH)3 Nâu đỏ

Học bảng tính tan bằng thơ

Bazơ, những chú không tan:
Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì
Ít tan là của canxi
Magie cũng chẳng điện li dễ dàng.

Muối kim loại kiềm đều tan
Cũng như nitrat và “nàng” hữu cơ
Muốn nhớ thì phải làm thơ!
Ta làm thí nghiệm bây giờ thử coi,

Kim koại I (IA), ta biết rồi,
Những kim loại khác ta “moi” ra tìm
Photphat vào nước đứng im (trừ kim loại IA)
Sunfat một số “im lìm trơ trơ”:
Bari, chì với S-r
Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” canxi,

Còn muối clorua thì
Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (giống Br- và I-)

Muối khác thì nhớ dễ dàng:
Gốc SO3 chẳng tan chút nào! (trừ kim loại IA)
Thế gốc S thì sao? (giống muối CO32-)
Nhôm không tồn tại, chú nào cũng tan
Trừ đồng, thiếc, bạc, mangan, thuỷ ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì

Đến đây thì đã đủ thi,
Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!

Lý thuyết tính tan

Nếu bạn chưa nắm rõ lý thuyết thì phần này dành cho bạn

Chất tan & Chất không tan

Ở trong môi trường nước ( H20 ), có những chất tan và có những chất không tan, cũng có chất tan ít, chất tan nhiều

Đặc tính tan của Axit, Bazơ và muối

  • Axit : Phần lớn các chất axit tan được trong môi trường nước trừ axit Silixic
  •  Bazo : Hầu hết các bazo không thể tan trong nước trừ một số hợp chất như : KOH, NaOH…
  • Muối :

Muỗi natri, kali đều tan.

Những muối nitrat đều tan.

Hầu hết các muối clorua, sunfat đều tan được. Nhưng hầu hết các muốn Cabonat đều không tan

Độ tan của một số chất trong môi trường nước

Định nghĩa độ tan: Độ tan ( được ký hiệu là S ) của một chất trong môi trường nước là số gam chất đó hòa tan được trong 100 gam nước để tạo ra dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến độ tan

  • Độ tan của một chất rắn ở trong nước phụ thuộc và nhiệt độ, trong một số trường hợp nhiệt độ tăng thì độ tan tăng theo. Một số ít thì ngược lại, nhiệt độ tăng thì độ tan giảm
  • Độ tan của một chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất. Độ tan sẽ tăng nếu ta tăng ấp suất và giảm nhiệt độ.

Trên đây là bảng tính tan giúp các bạn dễ dàng tra cứu hoặc học thuộc. Chúc bạn thành công trong học tập