Chia sẻ cách chống phân mảnh ổ cứng trong Windows 10 cho mọi người là chủ đề trong bài viết hôm nay của Topmeta.vn. Cùng đón xem ngay nhé. Với giải pháp lưu trữ SSD mới vấn đề chống phân mảnh ổ cứng ít được quan tâm hơn, song hiện tại vẫn còn rất nhiều máy tính có sử dụng HDD, phân mảnh ổ cứng sẽ làm cho tốc độ giảm đi đáng kể. Thật may mắn với Windows 10 bạn có thể khắc phục nhanh chóng chỉ với vài thao tác.
Tại sao cần chống phân mảnh ổ cứng cho máy tính Windows 10?
Phân mảnh ổ cứng là vấn đề xảy ra khi một thư mục, một file dữ liệu nhưng được lưu ở nhiều vùng khác nhau của ổ cứng, trên HDD việc ổ cứng bị phân mảnh sẽ làm cho thời gian đọc ghi dữ liệu mất nhiều thời gian, chính vì vậy người ta cần chống phân mảnh ổ cứng.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, SSD có cơ chế hoạt động khác hoàn toàn, SSD không đọc dữ liệu như HDD nên việc phân mảnh gần như không ảnh hưởng đến tốc độ truy xuất dữ liệu. Chưa kể, việc chống phân mảnh trên SSD thậm chí còn làm hại cho ổ cứng, vì mỗi ổ SSD thường có tuổi thọ khoảng 1000 lần ghi (được hiểu là bạn ghi đầy 100% ổ cứng), mỗi lần thực hiện chống phân mảnh, ổ cứng được sắp xếp lại toàn bộ dữ liệu, điều này làm giảm tuổi thọ SSD.
Cách chống phân mảnh ổ cứng Windows 10
Với những bạn sử dụng HDD có thể thực hiện việc chống phân mảnh ổ cứng khi cảm thấy tốc độ đọc ghi bị chậm đi. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, không cần sử dụng thêm phần mềm bên thứ ba nào vì Microsoft đã cung cấp sẵn ngay bên trong phần mềm.
Bước 1: Đầu tiên, bạn tìm một ứng dụng có sẵn trên Windows 10 có tên là Defragment and Optimize Drives. Cách đơn giản nhất là bạn nhập đúng tên ứng dụng vào phần tìm kiếm của Windows 10 (Mở nhanh trình tìm kiếm bằng phím tắt Windows + S)
Bước 2: Sau khi mở được ứng dụng ra, bạn sẽ thấy danh sách các phân vùng ổ đĩa xuất hiện. Những phân vùng hiển thị Needs optimization là những phân vùng đã bị phân mảnh. Lưu ý SSD hay HDD thì đều hiển thị như vậy, nhưng với SSD bạn không nên thực hiện việc chống phân mảnh như đã giải thích ở trên.
Bước 3: Tại đây bạn click chọn phân vùng cần chống phân mảnh, rồi click vào Optimize.
Bước 4: Ứng dụng này còn cho phép bạn đặt lịch tối ưu hóa ổ cứng.
Bước 5: Tuy nhiên như đã nói ở trên, nếu như máy tính bạn sử dụng SSD thì không nên dùng tính năng này.
Bước 6: Còn nếu sử dụng HDD, việc chống phân mảnh sẽ cải thiện tốc độ đọc ghi khá nhiều.
Trên đây là cách chống phân mảnh ổ cứng Windows 10 mà không cần cài thêm các phần mềm bên thứ ba mà vẫn cực kỳ hiệu quả, nhanh chóng, dễ thực hiện. Chúc các bạn thành công!