Chia sẻ top Các Loại Đất Trồng Cây Cảnh & Đặc Điểm Từng Loại là chủ đề trong nội dung hôm nay của chúng tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé.
Công đoạn chọn đất trồng cho cây cảnh hoặc Đất trồng cây nội thất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng và phát triển. Đất trồng phải đủ tơi xốp, đủ độ ẩm và giàu chất dinh dưỡng thì mới có thể giúp cây phát triển nhanh chóng. Khi có đầy đủ những kiến thức về các loại đất trồng cây cảnh thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng và yên tâm hơn trong việc trồng cây cảnh khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin, đặc điểm của loại đất trồng cây cảnh và Top đất trồng cây cảnh dưới đây nhé!
Vai trò của đất trồng đối với cây cảnh
Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ. Nó được xem là nền móng giúp cho cây mọc lên, trụ vững và là nguồn dinh dưỡng để nuôi cây.
Đất trồng gồm có 3 thành phần:
- Phần khí: cung cấp oxi cho cây, làm đất tơi xốp, giúp rễ hấp thụ oxi
- Phần rắn: cung cấp cho cây chất vô cơ và chất hữu cơ
- Phẩn lỏng: Cung cấp nước cho cây, giúp cây phát triển
- Đất tốt là đất có tỷ lệ : 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí
Tỷ lệ các thành phần có trong đất phải có sự cân đối. Nếu như trong đất có chứa quá nhiều lượng cát và bụi (phần rắn) sẽ khiến cho cây dễ bị chết khô vì thiếu nước và thức ăn. Nếu đất có quá nhiều sét thì sẽ khó để cày bừa. Nếu như bề mặt đất bị khô thành lớp cứng sẽ khiến cho mầm cây khó khăn khi mọc xuyên qua nó. Thành phần quan trọng nhất trong đất là mùn.
Mùn được hình thành bởi sự tác động của các vi sinh vật có trong đất, chúng biến những rễ chết và lá rụng trở thành thức ăn cho cây. Mùn còn có vai trò như một chất hồ giúp gắn kết các thành phần trong đất lại với nhau và tạo độ xốp đồng thời giữ nước giúp dễ cày đất. Ngược lại, nếu lượng mùn trong đất quá ít thì sẽ khiến đất bị chặt, khó khăn khi cày bừa và chứa ít không khí đồng thời là khả năng thấm nước kém làm cho đất dễ bị mất nước và bay hơi nhanh.
Bên cạnh đó, nước cũng là thành phần đóng vai trò quan trọng không kém trong đất. Nước là môi trường tạo điều kiện cho việc tiến hành các phản ứng hóa học bên trong đất. Hòa tan các chất dinh dưỡng và giảm độc bởi muối mặn và muối chua, nước rất cần cho quy trình khoáng hóa các chất hữu cơ và là kho dự trữ thức ăn của cây.
Như vậy đất trồng cây cảnh không chỉ có vai trò làm nền tảng cho cây mọc và cung cấp chất dinh dưỡng và nước. Nó còn được xem là “vật thể sống” vì là một môi trường đủ điều kiện cho các sinh vật và vi sinh vật phát triển.
Đặc điểm chung của cây cảnh
Các loại cây cảnh thì về cơ bản chúng đều có những đặc điểm chung và nếu nắm được các đặc điểm này thì người trồng cây sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cây đồng thời giúp cây phát triển tốt.
- Cây cảnh không chỉ có khả năng sinh sản hữu tính mà còn có cả khả năng sinh sản vô tính.
- Cây cảnh luôn luôn sinh trưởng và phát triển.
- Cây cảnh có tính cảm ứng và phản ứng với các kích thích và biến đổi trong môi trường mà chúng sống.
- Mọi loại cây cảnh đều trao đổi chất với môi trường xung quanh.
- Mỗi cây cảnh đều có cấu tạo, hình dạng và kiểu dáng mang tính đặc trưng cho loài hay giống của mình.
Những yếu tố mà các loại đất trồng cây cảnh cần có
– Độ giữ nước: các loại đất trồng cây cảnh cần phải có khả năng giữ và nhả ra lượng nước đủ để cho vùng rễ của cây cảnh giữ được độ ẩm giữa các lần tưới cây trong ngày.
– Độ thoát nước: Lượng nước tưới dư thì cần được thoát khỏi đất trồng ngay lập tức. Nếu như đất thoát nước yếu sẽ làm cho: đất bị giữ nhiều nước, thiếu thoáng khí dẫn đến việc đọng nhiều muối kim loại làm cho cây dễ bị úng và héo.
– Độ thông thoáng: Độ lớn của các hạt vật liệu dùng trong đất trồng cây cảnh cần phải đủ to để có những khe hở li ti (giữa những hạt đất) và các khe hở đó cũng chính là khoảng không để cho rễ thở. Rễ cây mạnh khỏe là khi chúng có đủ dưỡng khí.
Đặc điểm của đất trồng cây cảnh tốt
Bộ rễ cây khỏe mạnh thì luôn phụ thuộc vào các thành tố có tính kỹ thuật tương tác lẫn nhau có trong đất trồng:
- Chất thô: Đất thịt, cát, sét,..
- Chất làm thoáng, xốp: Hạt thô, mùn, phân bón hữu cơ, …
- Chất dinh dưỡng: bao gồm các thành phần đa lượng N,P,K hợp lý và độ phì nhiêu được gia tăng bởi lượng chất xơ và mùn hay các hàm lượng trung, vi lượng phong phú như Cu, Zn, Cr, Mg, Fe, Bo… Đặc biệt nếu đất trồng cây cảnh được sử dụng là đất thịt đã từng được canh tác thì sẽ nhiều loại Hooc môn sinh trưởng tự nhiên và phong phú hơn về lượng vi sinh vật hữu ích sẽ giúp cây tươi tốt sinh trưởng vượt bậc.
Lưu ý: Nhiều người lầm tưởng đất phù sa là loại đất rất tốt cho việc trồng cây nhưng không phải vậy bởi:
- Đây là loại đất mới, bị pha cát nhiều, các hạt đất (phần tử đất) quá mịn sẽ làm cho rễ cây bị ngạt và chậm phát triển.
- Khi đất khô, tưới nước vào thì nước sẽ lâu thấm xuống sâu.
- Khi đất ướt thì sẽ rất lâu thoáng làm cho bộ rễ bị ngạt, ngoài ra do lượng cát quá nhiều nên đất phù sa rất nhanh bị nóng và nghèo chất mùn, các vi sinh vật thì khó phát triển nên độ phì nhiêu trong đất không cao.
Các loại đất trồng cây cảnh phổ biến nhất hiện nay
Đất hữu cơ
Đất trồng cây cảnh hữu cơ là loại đất được trộn hỗn hợp của nhiều thứ như là lá khô, vỏ cây, đá nhỏ và than bùn,…để tạo thành đất trồng cây cảnh. Thích hợp sử dụng cho cây cảnh khi mới trồng cây.
Đất hữu cơ thời gian đầu sẽ rất tốt cho cây cảnh nhưng về lâu dài lại không phải là sự lựa chọn hàng đầu vì:
– Nếu là lá cây khô, trong giai đoạn đầu khi tưới, lá còn bóng sẽ dẫn tới tình trạng nước bị trôi đi và không giữ được nước. Về sau, khi lá mủn ra thì việc thoát nước lại gặp khó khăn.
– Than bùn có tính giữ nước rất tốt vì khi thời tiết không nắng thì cây rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Còn khi thời tiết mưa dài ngày, than bùn sẽ rơi vào cảnh thừa nước và không tốt cho cây.
– Với vỏ cây: Vỏ cây cũng là một chất liệu giữ nước khá tốt nhưng cũng dễ dàng thoát nước. Đây được xem như là chất liệu hữu cơ tốt nhất. Vỏ cây sẽ mục và thối rữa nhưng quá trình mục và thối rữa xảy ra trong thời gianrất lâu nên ta có thể yên tâm với nó.
Đất vô cơ
Đất trồng cây cảnh vô cơ là hỗn hợp đất có tỉ lệ hữu cơ rất nhỏ hoặc là không có. Vô cơ là những thành phần như: đá nham thạch, đất sét nung hay xỉ than,… ví dụ như Đất trồng monstera. Những thành phần vô cơ này thường được bán tại các vườn ươm cây hoặc nơi bán dụng cụ và vật liệu bonsai. Bạn có thể sử dụng loại đất này lâu dài cho cây.
– Điểm mạnh của đất vô cơ là nó có cấu trúc dạng hạt trong một thời gian dài, chứ không bị rã thành bột hay bùn.
– Đất sét nung: Đất sét nung sau 1 đến 2 năm trồng cây cũng có thể sẽ bị mềm và nhũn ra. Nên sau 1 – 2 năm các bạn nên tiến hành cải tạo lại đất.
– Sử dụng đất sét nung cứng: 100% đất sét nung cứng và thêm ít đá sạn để làm tăng mức thoát nước (hoặc có thể trộn thêm khoảng 10-20% vỏ cây mục) để cho đất trồng của bạn có thể tăng mức giữ ẩm (trong khi nó vẫn duy trì được khả năng thoát nước cao của đất trồng).
Đất hỗn hợp sạch
Trong các loại đất trồng cây cảnh thì đây chính là loại đất trồng được nhiều người sử dụng nhất bởi có những ưu điểm của nó như là: bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây cảnh, giúp tăng cường khả năng hấp thụ và trao đổi chất cho cây.
Loại đất này đã được qua xử lý sạch sẽ các mầm bệnh nên rất an toàn cho người sử dụng và cả cây trồng. Đảm bảo cây trồng luôn sinh trưởng và phát triển mạnh.
Cách tự làm đất trồng cây cảnh đơn giản
Bên cạnh các loại đất trồng cây cảnh ở trên, các bạn cũng có thể tự làm đất trồng cây cảnh thông qua các cách đơn giản sau:
Dụng cụ và nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Chậu cây
- Đất Màu
- Xơ dừa
- Trấu
- Tro
Cách thực hiện:
- Đất trồng cây: Tỷ lệ 1:1 vừa đủ với chậu cây.
- Xơ dừa: Tỷ lệ 1:6 có tác dụng giữ ẩm và nhiều vitamin giúp cho rễ cây mau chóng bén rễ non.
- Trấu: Tỷ lệ 1:6.
- Tro: Tỷ lệ 1:6.
- Sau khi đã có tỷ lệ đất màu, xơ dừa, tro và trấu thì bạn hãy dùng xẻng để trộn lẫn các nguyên liệu lại với nhau. Khi hỗn hợp đất đã được trộn đều thì có thể mang đi trồng cây rồi.
Lưu ý:
- Khi trồng cây trong chậu thì bạn nên lót thêm một miếng sành hay viên ngói nhỏ để lên lỗ thoát nước và phải thường xuyên cắt bỏ lá úa và lá vàng.
- Khi trồng cây trong chậu thì phải bóc bỏ vỏ bầu, đặt cây vào giữa chậu sau đó cho đất vào chậu cây và dùng tay nén đều.
Trên đây là một số chia sẻ về Top đất trồng cây cảnh. Bên cạnh những yếu tố về đất trồng, các bạn cũng nên kết hợp cùng với các biện pháp chăm sóc cây cảnh khác để giúp cho cây phát triển khỏe đẹp nhất có thể nhé.