Review cách tưới Lan Đúng Cách & Cách Xử Lý Khi Lan Bị “Úng”là vấn đề trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé.
Bạn là người yêu thích và muốn trồng lan nhưng lại nắm rõ thông tin chăm sóc loài hoa này? Bạn băn khoăn không biết rằng tưới lan đúng cách là như thế nào? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc tất tần tật cách tưới nước cho hoa lan đúng chuẩn để giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Theo dõi ngay nhé!
1. Kinh nghiệm tưới nước cho hoa lan
Tưới nước không đúng cách chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc lan không phát triển hoặc chết đi. Việc tưới nước cho lan không hề phức tạp và không có bí mật nào như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nó lại đòi hỏi người trồng có một tư duy khác so với việc tưới cây thông thường cũng như những hiểu biết căn bản về cơ chế sinh trưởng của hoa lan.
Khi chăm sóc cần chú ý tuân thủ quy tắc tưới lan đúng cách, chỉ khi giá thể khô mới bắt đầu giai đoạn tưới tiếp (quy tắc 2 ướt 1 khô). Bởi nếu tưới một lượng nước lớn sẽ khiến cho rễ cây bị úng và thối rễ, lâu dần dẫn đến chết.
Đối với những loại lan thông thường thì người trồng chỉ cần tưới đều đặn 1 lần trong ngày vào lúc 10h sáng là thích hợp nhất. Trong thời tiết lạnh hanh khô và dễ mất nước nhanh đặc biệt là ở dòng rễ gió như đai châu thì giá thể giữ nước khá kém, vì vậy nên tưới khoảng 2 lần/ngày vào lúc 7h sáng để rửa sương muối còn đọng lại trên lá và lần 2 vào khoảng từ 3 – 4h chiều.
2. Điều chỉnh lượng nước tưới lan theo từng mùa
Phụ thuộc vào mỗi mùa trong năm mà lượng nước tưới cho lan sẽ có sự thay đổi nhất định để cây có thể thích ứng và sinh trưởng phù hợp. Trong đó:
- Mùa xuân là giai đoạn để lan nảy mầm và ra nụ từ giả hành đã rụng hết lá từ mùa đông năm trước. Do vậy mà chỉ khi thấy chồi non lớn hơn một chút mới tiến hành tưới nước tiếp cho lan.
- Mùa hè thì tối thiểu mỗi ngày tưới một lần. Mỗi lần tưới thì cần sũng nước để ngấm vào đất và vỏ cây cũng như xả sạch những dư cắn còn lại trên lá. Đây cũng là thời kỳ mà cây mọc mạnh ra nhiều rễ.
- Mùa thu là giai đoạn cây đã ngừng tăng trưởng vì vậy mà chỉ nên tưới 1 lần/tuần. Với những loại lan được ghép trồng trên gốc cây thì nên ngâm vào nước khoảng 15 phút/tuần. Tuy nhiên người trồng cần lưu ý thay nước nhiều lần, vì mỗi lần nhúng cây khác vào thì nước không còn sạch và dễ lây bệnh chéo.
- Mùa đông chỉ cần tưới 10 – 15 ngày một lần. Vào giai đoạn này lá sẽ vàng và rụng dần. Việc cần làm chính là thường xuyên kiểm tra các đốt của lá lan, nếu các đốt này phình to ra ở giữa thân báo hiệu đã hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất để nuôi hoa. Lúc này cần giảm lượng nước dần dần.
3. Một số lưu ý để tưới lan đúng cách
Để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, người trồng cần nắm rõ những lưu ý tưới lan đúng cách một cách chi tiết nhất, cụ thể như sau:
- Chỉ tưới lan khi lượng đất trồng trong chậu bắt đầu bị khô. Hầu hết các loài lan sẽ thích ứng được khi tưới lượng nước ít hơn là tưới quá nhiều bởi vì rễ lan rất dễ bị ẩm ướt và thối rữa.
- Tưới một lượng nước vừa phải nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày đối với những cây phơi rễ ra ngoài không khí hay sử dụng hỗn hợp đất trồng chứa nhiều đá, cát, sỏi.
- Khi tưới cần tưới đẫm để rửa muối và phèn còn đọng lại trong đất trồng.
- Nếu tưới nhiều lần với thời gian nhanh mà nước chưa thấm vào đất trồng thì cần phải tưới lại cho đủ lượng nước.
- Có thể nhúng cả chậu lan vào mực nước ngang với gốc cây trong vòng vài phút. Lợi ích của cách làm chính là đất trồng ướt đều và khả năng đuổi giết được sâu bọ, làm ung lượng trứng sâu nảy nở trong đất trồng nhưng lại có nhược điểm là rất dễ truyền bệnh cho nhau.
- Nên tưới vào xế chiều hoặc buổi tối vào những ngày tháng nóng và vào sáng sớm những ngày mùa đông lạnh.
- Nếu thời tiết lạnh dưới 10 độ C thì không nên tưới nước cho lan quá nhiều và không tưới vào ban đêm để tránh xuất hiện tình trạng đốm lá và thối bẹ lá.
- Khi thời tiết nắng gắt thì không nên tưới nước lên phần lá cây vì như thế lá và mầm non dễ bị cháy.
- Nếu tưới mà không thấy nước được thoát ra nghĩa là nước bị ứ đọng. Cần quan sát kỹ lưỡng và có biện pháp thay đất mới nếu cần.
- Nếu thay chậu thì nên tưới sau hai đến ba tuần bởi đây chính là cách kích thích rễ mau ra và bám vào đất mới.
- Đối với loài thực vật đặc biệt này thì Bộ điều khiển hẹn giờ tưới cảnh quan là lựa chọn thông minh vì có thể tránh được lượng nước thừa đọng lại khiến hoa bị úng và mau tàn hoặc nụ không nở, bị rụng khi chưa nở hoa.
- Tránh dùng vòi nước xối với lực mạnh trực tiếp bởi có thể làm long rễ và văng đất trồng ra khỏi chậu.
- Tùy vào từng kích cỡ giò lan khác nhau mà người trồng có thể xác định thể tích nước cần thiết.
- Độ pH của nước tưới lý tưởng nằm ở mức từ 5,5 đến 6,8 và độ muối trong phải dưới 500 ppm. Tốt nhất là sử dụng nước mưa đã ngâm từ 4 đến 5 ngày.
5. Lượng nước tưới lan bao nhiêu là đủ?
Theo nhà vườn thì lượng nước khi tưới sẽ được tính nhanh bằng đơn vị chậu cây. Ví dụ chậu 1 gallon thì cần tưới tương đương 1 gallon nước. Tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm tham khảo và không có quy tắc nào là hoàn toàn chính xác. Phụ thuộc vào từng chủng loại, độ ẩm của đất trồng cũng như độ giữ nước của cây mà người trồng có thể cân nhắc lượng nước tưới sao cho phù hợp nhất.
6. Tưới lan đúng cách bằng nước gì?
Có rất nhiều loại nước thích hợp để sử dụng tưới lan như nước ao, nước sông, nước mưa, nước giếng hay nước máy. Trong số đó thì nước mưa được nghiên cứu là tốt nhất bởi có chứa nhiều chất tự nhiên tốt cho sinh trưởng của lan. Tiếp theo đó chính là nước ao và nước sông bởi nhóm nước này có độ phù rất lớn. Nước giếng mặc dù có nhiều khoáng chất nhưng lại không cần thiết cho thực vật, dễ làm kiềm hóa. Còn nước máy thì rất ít khoáng chất bên trong. Người trồng cần dựa theo thực tế khách quan để có thể đưa ra lựa chọn loại nước tốt nhất cho hoa lan.
Lưu ý khi lựa chọn nước mưa tưới lan chính là lắng đọng nước từ 4 – 5 ngày mới đem dùng. Việc làm này sẽ làm cho độ pH của nước được ổn định. Đồng thời, tránh sử dụng nước mưa đầu mùa và cuối mùa. Nếu gặp mưa đầu hay cuối mùa thì nên phun sương giàn lan lại bằng nước trắng. Một điểm quan trọng khác chính là chỉ tưới khi nhiệt độ nước và đất tương đương nhau, lúc này cây mới có thể tiếp nhận chất dinh dưỡng tốt nhất.
7. Làm sao để nhận biết cây lan thiếu nước? Thừa nước?
Phần lớn các loài lan được đem trồng trong nhà chính là thực vật biểu sinh, nghĩa là chúng từng sống trong tự nhiên bằng cách bám vào thân cây khác hoặc các tảng đá. Rễ của những cây lan là cơ quan chuyên hóa cao, khác hẳn so với rễ cây thông thường. Rễ của lan sẽ có một lớp velamen (nhìn giống như giấy) bao bọc xung quanh. Khi mới tưới vào, lớp cấu tạo này sẽ có màu xanh lục hoặc lốm đốm. Lúc khô lại sẽ có màu trắng bạc.
Để nhận biết được lan trồng thiếu nước hay thừa nước, người trồng cần quan sát bộ phận rễ kết hợp với những chú ý như sau:
Đối với lan thiếu nước:
- Nhấn ngón tay vào đất trồng lan, nếu không thấy mát thì có thể là thiếu nước.
- Đất trồng bị bời rời, khô giòn, đổi sang màu trắng bợt.
- Khi nâng chậu lan lên thì nhận thấy nhẹ hơn lúc thường.
- Thân tóp, lá héo, củ nhăn nheo.
- Chính xác nhất là sử dụng ẩm kế để đo bằng cách cắm trực tiếp vào đất trồng.
Đối với lan thừa nước:
- Lá vàng, mọng nước, bị nặng và rũ xuống.
- Củ xuất hiện vết thâm đen, màu vàng, có mùi hôi.
8. Cách xử lý khi lan bị úng
Tiến trình trao đổi của rễ lan sẽ hút dưỡng khí vào trong làm phát sinh carbon dioxide. Chất này cũng sẽ được thải ra ngoài qua bộ rễ. Nếu tưới quá nhiều nước sẽ làm ngưng trệ tiến trình trao đổi, gây nên tình trạng thiếu oxy, ứ đọng carbon dioxide và làm thối rễ dẫn đến lá vàng héo và cây chết dần.
Vậy nên khi phát hiện lan bị ứ nước cần xử trí kịp thời bằng cách ngưng tưới, để cây ra một khu vực riêng nhằm thoáng khí và soi đất hàng ngày để theo dõi quá trình thoát nước. Nếu được thì nên cắt phần rễ thối và thay chậu đất trồng mới.
Để có được những chậu lan nở hoa đẹp mắt và sinh trưởng tốt thì người trồng cần chăm sóc tỉ mỉ cũng như am hiểu về quy trình tưới lan đúng cách. Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp cho bạn đọc chọn được cách chăm sóc cây hoa lan chất lượng nhất.