Chia sẻ Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển Là Gì? 4 Ưu Điểm là chủ đề trong nội dung hôm nay của chúng mình. Theo dõi nội dung để hiểu nhé.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì? Hình thức vận chuyển này được biết đến là một hình thức vận chuyển hàng hóa được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Sở dĩ được nhiều người lựa chọn là bởi vận chuyển bằng đường biển sẽ có thể vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn, một cách nhanh chóng, tiện lợi. Hơn nữa hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn được xem là hoạt động vận tải huyết mạch của nền kinh tế thế giới. Việc sử dụng đường biển trong vận chuyển mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá về hình thức vận tải này nhé.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là gì?
Vận tải hàng hóa bằng đường biển là một hình thức vận chuyển phổ biến. Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa trên những con tàu lớn trên biển. Khi con người sử dụng những hạ tầng ven biển, cơ sở vật chất, những phương tiện tàu, thuyền đi lại. Để hỗ trợ cho việc chở hàng hoá từ nơi này đến với nơi khác.
Ngày nay, hình thức vận tải biển này đã trở nên phổ biến. Các quốc gia nằm gần biển hoặc có biển đều khai thác hình thức vận tải hàng hoá này. Không những vậy, một số quốc gia nằm trong đất liền cũng đã áp dụng hình thức trung chuyển. Hàng hóa đã được đưa bằng hình thức trung chuyển đến gần những cảng biển gần nhất. Và sau đó được tiến hành vận chuyển quốc tế đến địa chỉ đã đưa ra.
Loại hình giao thông vận tải biển được biết đến xuất hiện sớm nhất. Hình thức vận chuyển bằng đường biển này chưa bao giờ giảm sút qua các năm. Vận chuyển này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, giao thương kinh tế giữa các vùng miền. Với sự bùng nổ phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng hình thức này. Nhằm phát triển giao thương hàng hoá, kinh tế giữa các khu vực, vùng miền với nhau.
Nguồn gốc của vận chuyển hàng hóa đường biển
Hình thức vận tải hàng hóa bằng đường biển được biết đến ra đời khá sớm. So với những phương thức vận tải khác thì vận chuyển bằng đường biển được biết đến sớm nhất chỉ sau vận tải đường sông.
Từ thế kỷ 5 trước công nguyên, một số quốc gia cổ đại như Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập.. Họ đã biết cách để lợi dụng biển làm thành tuyến đường giao thông. Với mục đích hướng đến nhằm có thể thuận tiện cho việc giao lưu giữa các vùng, các miền. Ngoài ra rộng hơn là giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Với sự tiến bộ của nền khoa học công nghệ hiện nay, ngành vận tải đường biển đã trở nên khá phổ biến. Trong hệ thống vận tải quốc tế, đường biển là một phần nhân tố quan trọng ở trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Những ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển
Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao vận tải đường biển lại trở nên phổ biến hiện nay và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng như vậy. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những ưu điểm nổi bật của loại hình vận tải này
Hàng hoá chuyên chở đa dạng
Vận tải đường biển hầu như có thể vận chuyển hầu hết bất kì loại hàng hóa này từ lớn đến nhỏ.
Chính vì thấy được những thuận lợi của tự nhiên với nhiều đại dương, biển rộng lớn. Nên những con tàu biển siêu to khổng lồ đã được chế tạo, thiết kế và đưa vào khai thác. Chính vì vậy, việc chuyên chở hàng hoá thường diễn ra một cách rất thuận lợi, không bị giới hạn. Bởi có thể chở được rất nhiều mặt hàng khác nhau cùng một lúc.
Vận chuyển hàng hoá với số lượng, khối lượng lớn
Khả năng vận chuyển của giao thông đường biển thường rất lớn. Tàu biển thường chở được rất nhiều mặt hàng với khối lượng, số lượng hàng hóa tương đối lớn. Những mặt hàng siêu phẩm với khối lượng lớn như máy bay, ô tô, máy móc công nghiệp… cũng được nhiều người lựa chọn vận tải bằng đường biển.
Giá thành phù hợp
Theo đánh giá hiện nay, thì chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường thấp hơn rất nhiều so với đường hàng không, đường bộ, hay các hình thức khác. Đơn giản bởi đường biển lợi dụng thuận lợi của thiên nhiên, nên không cần tốn chi phí tu sửa. Chính điều đó đã làm cho loại hình vận chuyển này được nhiều người ưa chuộng đến vậy.
Hàng hoá an toàn
Khi đã vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bạn sẽ không cần phải lo sợ đến các vấn đề về va chạm. Hay “tai nạn giao thông”, tắc đường… Những rủi ro này thường rất hiếm xảy ra nhưng đôi lúc cũng sẽ có xảy ra.
Khi nào hàng hóa nên được vận chuyển bằng đường biển?
Đối với những khối lượng hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa lớn, bạn muốn đảm bảo sự an toàn. Vậy chắc chắn bạn nên cân nhắc đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Chẳng hạn như các loại than, gỗ, cát, lương thực, thực phẩm,…để có thể tiết kiệm được tối đa mức chi phí. Tuy nhiên khi thời tiết thay đổi, thì lịch giao hàng bằng đường biển có thể không được giao đúng lịch trình. Vậy nên, chỉ với những hàng hóa không cần giao hàng gấp hoặc không cần nhanh thì bạn hãy nên chọn lựa vận chuyển bằng đường biển.
Hàng hóa nên được vận chuyển bằng đường biển đó là hàng hóa có khả năng chịu lực tác động lực tốt. Khi vận chuyển bằng tàu, hàng hóa sẽ thường được chất lên cao. Chính vì vậy những mặt hàng dễ vỡ như thủy tinh, gốm sứ,…Thì bạn nên lựa chọn hình thức vận chuyển khác thay vì vận chuyển bằng đường biển.
Các loại hàng hóa là hóa chất, chất lỏng, hoặc những hàng cấm, hàng hóa đặc biệt. Muốn được vận chuyển cần phải được đóng gói một cách chắc chắn, cẩn thận. Bên cạnh đó cũng cần phải làm những thủ tục chứng minh nguồn gốc rõ ràng với cơ quan chức năng. Vì đây là con đường vận chuyển có sự giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt của hải quan.
Ngoài ra, bạn cũng còn phải mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa. Vì thực tế, điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu được những sự cố, thiệt hải, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, trong những tình huống như vậy, thì công ty bảo hiểm sẽ là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình vận chuyển hàng hóa của bạn.
Quy trình vận tải bằng đường biển
Nhiều người sẽ thường thắc mắc về quy trình vận tải bằng đường biển sẽ trải qua những bước như thế nào, thủ tục ra làm sao. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo các bước cần thực hiện dưới đây:
- Bước 1: Đơn vị vận chuyển ở bên nước ngoài lấy hàng từ xưởng xuất khẩu mang ra đến cảng gửi hàng. Quá trình vận chuyển hàng hóa này sẽ được tiến hành bằng xe tải, xe đầu kéo. Hoặc phổ biến hơn là bằng xe lửa hoặc container. Người vận chuyển thường chọn hình thức nào mà tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.
- Bước 2: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành khai báo với hải quan. Hàng được thông quan, kiểm tra hàng hóa thực tế nếu có chỉ thị từ phía hải quan. Sau đó hải quan sẽ lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ. Các đơn vị vận chuyển sẽ làm việc khai báo với hải quan thông qua điện tử. Sau đó những chứng từ chứng nhận xuất xứ, giấy xin phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu sẽ được hải quan cấp.
- Bước 3: Những đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đặt lịch tàu với những hàng vận chuyển đường biển. Tiến hành đặt lịch, đặt chỗ máy bay với hàng đi hàng không. Lịch tàu chạy sẽ được những đơn vị vận chuyển thông báo và tiến hành xác nhận với khách hàng. Sao cho khách hàng có thể biết về xác định ngày đến để khách hàng chuẩn bị cân đối về thời gian và chi phí sao cho phù hợp nhất.
- Bước 4: Xuất vận đơn (B/L) để tiến hành làm giấy chứng nhận sở hữu hàng hóa. Tiến hành làm điện giao hàng ( telex release). Bên cạnh đó, các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành xuất cho khách hàng một vận đơn. Với gồm có 3 bản gốc và 3 bản copy để khách hàng có thể làm chứng từ sở hữu hàng hóa.
- Bước 5: Một khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery). Các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan, kiểm hóa hàng hóa giúp khách hàng. Cũng tại đây các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành nhận chứng từ của phía người nhập khẩu.
- Bước 6: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành vận chuyển nội địa. Giao hàng đến người nhận tại Việt Nam đi từ càng biển tới tận xưởng. Sau khi đã làm xong các thủ tục hải quan. Thì các đơn vị vận chuyển sẽ đưa hàng từ cảng về đến công ty của quý khách. Quá trình vận chuyển sẽ thực hiện bằng xe đầu kéo container hoặc xe tải.
- Bước 7: Giao hàng và khách hàng tiến hành nhận hàng:
Nhân viên của công ty giao nhận sẽ tiếp nhận đơn vận chuyển. Hàng được tiếp vận sẽ đến cảng hoặc những đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ. Chi phí hàng lẻ này được dùng để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó hàng sẽ được nhận viên giao nhận mang đi D/O, commercial Invoice và Packing list. Sau đó đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm được vị trí để hàng. Tại đây khách hàng cũng phải lưu lại một bản D/O.
Chứng từ, thủ tục cần có của vận tải biển
Để đảm bảo hàng hoá có thể được vận chuyển một cách thuận lợi, an toàn. Thì giấy tờ, chứng từ liên quan đến lô hàng sẽ là một điều không thể thiếu. Trong vận chuyển hàng hóa có một số chứng từ không thể thiếu như:
Chứng từ vận tải
- Chứng từ vận chuyển đơn cho kiện hàng khi đưa lên tàu. Chứng từ này nhằm xác nhận rằng quá trình đưa hàng hóa lên tàu đã hoàn thành.
- Lệnh chỉ định xếp hàng hóa lên tàu.
- Biên bản kê khai hàng hóa: Nhằm thể hiện được những thông tin chi tiết về số lượng, loại hàng và điểm đến của lô hàng.
- Biên bản xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu.
- Phiếu điền thông tin nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa ở trong quá trình vận tải.
- Bản vẽ sơ đồ hiển thị những vị trí sắp xếp của hàng hóa ở trên tàu. Bản vẽ giúp việc kiểm soát lô hàng được diễn ra tốt nhất, tránh tình trạng thất lạc.
Chứng từ Hải quan
- Giấy nhằm chứng nhận nguồn gốc hàng hóa.
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa một cách hợp lệ
- Phiếu chứng nhận đóng gói lô hàng…
Bảng giá chi phí vận chuyển đường biển chi tiết
Mỗi một đơn vị vận chuyển sẽ thường có cho mình một bảng giá phí vận chuyển container đường biển riêng. Bên cạnh đó cũng sẽ phù thuộc vào những chiến lược điều phối, sắp xếp hàng hóa. Giá cước vận tải đường biển sẽ phù thuộc vào từng quy định của đơn vị vận chuyển. Khách hàng có thể tham khảo, đối chiếu giữa những công ty vận chuyển để có những sự lựa chọn tốt nhất. Nhưng đến hiện nay, các công ty vận tải thường áp dụng cước phí chung. Dành cho các loại hình vận tải biển nội địa nguyên container như sau:
Giá cước nguyên container 20/40 của vận tải đường biển (tạm tính )
POL | POD | Cont 20′ | Cont 40′ | Transit Time |
TP.HCM | Hải Phòng | 9.000.000 | 13.000.000 | 3 |
TP.HCM | Đà Nẵng | 9.500.000 | 13.500.000 | 2 |
TP.HCM | Quy Nhơn | 4.500.000 | 9.700.000 | 2 |
TP.HCM | Cửa Lò | 5.000.000 | 9.300.000 | 3 |
Hải Phòng | TP.HCM | 9.500.000 | 13.500.000 | 3 |
Hải Phòng | Đà Nẵng | 8.500.000 | 12.900.000 | 2 |
Đà Nẵng | TP.HCM | 5.500.000 | 6.500.000 | 2 |
Cửa Lò | TP.HCM | 16.000.000 | 16.000.000 | 3 |
Chú ý: Mức giá đường biển về cước tàu container trên đã bao gồm 10% VAT.
Phí chưa bao gồm phí kéo cont từ kho về cảng. Và di chuyển từ cảng giao đến tận nơi. Và các phụ phí Local Charge cũng chưa được tính vào.
- D/O (delivery order fee): Chi phí đặt lệnh giao hàng từ 150.000 – 300.000 vnd/ D/O
- Cleaning fee: Chi phí vệ sinh dành cho container từ 300.000 – 500.000vnd/container
- Lift on – Lift off: Chi phí hạ và nâng container từ 800.000 – 1.300.000 vnd/container
Cách tính phí vận chuyển hàng hóa theo đường biển
Nhiều người sẽ thắc mắc về cách tính cước phí vận chuyển đường biển như thế nào. Cách tính sẽ được áp dụng nguyên tắc so sánh giữa trọng lượng và thể tích. Sẽ áp dụng vào cái nào lớn hơn.
Thể tích sẽ được tính theo đơn vị CBM. Còn đối với trọng lượng sẽ được tính theo KGS. Sau khi đã thực hiện so sánh giữa trọng lượng của hàng thể tích thực của hàng hóa đó. Người vận chuyển sẽ quyết định loại hàng hóa này sẽ được áp dụng theo loại giá trị nào.
Chúng ta có thể áp dụng công thức tính thể tính giữa KGS và CBM như sau:
- CBM = Bằng: chiều dài x chiều rộng x chiều cao x số lượng. Đơn vị được tính theo m( mét).
- Áp dụng công thức để chuyển đổi từ CBM sang trọng lượng theo KGS
- 1 tấn < 3 CBM => hàng nặng => áp dụng bảng giá KGS
- 1 tấn >= 3 CBM => hàng nhẹ => áp dụng bảng giá CBM
- Quy ước rằng: 1 CBM = 333 kgs hoặc 1 tấn = 3 CBM.
Dựa vào những căn cứ tính giá vận tải hợp lý này mà doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra những phương án đóng gói sao cho hợp lý nhất. Từ đó nhằm tiết kiệm được tối đa chi phí vận chuyển của doanh nghiệp.
Yếu tố thường ảnh hưởng đến giá phí vận tải đường biển
Giá chi phí vận chuyển sẽ có thể thay đổi tùy vào từng đơn vị, cũng như tùy vào những nguyên nhân khách quan gây ra những biến động đường biển nội địa . Một số nguyên nhân có thể nhắc đến như:
Giá xăng dầu tăng
Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển đường biển đó là chi phí xăng dầu. Chi phí xăng dầu ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển nội địa thông qua container. Một khi giá xăng tăng cao, thì chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng lên. Khi dầu ít biến động thì cũng sẽ có những ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa.
Điều kiện khí hậu
Điều kiện tự nhiên là một yếu tố có sự ảnh hưởng đến giá vận chuyển hàng hóa. Ở những vùng có khí hậu tự nhiên khắc nghiệt thường sẽ có chi phí vận chuyển tăng cao. Do quá trình đi lại khó khăn, nên việc tăng chi phí lên là điều dễ hiểu. Vì thế ta có thể thấy tốc độ tăng chi phí trên những tuyến thương mại là khác nhau. Vào các mùa cao điểm, giá chi phí thường sẽ cao. Đối với những thời gian khác thì mức giá sẽ thường ổn định.
Khan hiếm container rỗng
Yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển đó là sự hiếm container rỗng. Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì container là một sản phẩm không thể thiếu. Việc khan hiếm container rỗng sẽ dẫn đến tình trạng giá thuê container rỗng tăng cao. Từ đó sẽ có sự biến động trong giá vận chuyển.
Ở Việt Nam thường có rất ít công ty sản xuất, sửa chữa container. Đặc biệt là với những loại container chuyên dụng. Vậy nên chúng ta thường phải trông chờ vào lượng container từ nước ngoài chuyển về. Việc quản lý container rỗng của doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ, còn nhiều hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ để thu gom, quản lý container chưa phổ biến. Vậy nên khi đại lý có nhu cầu sử dụng container, thường sẽ dẫn đến tình trạng ùn ú, khan hàng. Lượng container rỗng sẽ trở nên khan hiếm cục bộ, khiến cho giá thuê container bị tăng cao.
Tính chất hàng hóa đặc thù
Bên cạnh đó cũng sẽ tùy vào loại hàng hóa đó là gì. Đó là hàng hóa chất, hàng dễ vỡ, hàng giá trị cao. Hay hàng hóa phải đóng gói theo yêu cầu của khách hàng thì chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng thêm.
Số lượng hàng hóa
Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào số lượng hàng nhiều hay ít thì giá vận chuyển cũng có sự thay đổi khác nhau.
Top 8 lịch trình vận chuyển đường biển nội địa phổ biến
Vận chuyển đường biển nội địa sẽ thường dựa vào những cảng biển hiện có. Cụ thể là chia ra làm 4 tuyến đường biển luân chuyển như sau:
Vận chuyển đường biển từ cảng HCM đến Hải Phòng
- Gồm có: 7 chuyến/ tuần
- Thời gian vận chuyển: Từ 3 tới 4 ngày
Quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển đi từ cảng Hồ Chí Minh đến cảng Hải Phòng có thể vận chuyển hàng đi các tỉnh thành khác như Hạ Long, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định…
Vận chuyển đường biển từ cảng Hải Phòng đến TPHCM
- Gồm có: 7 chuyến/ tuần
- Thời gian vận chuyển: Từ 3 tới 4 ngày
Vận chuyển đường biển từ cảng TP.HCM đến cảng Cửa Lò-Nghệ An
- Gồm có: 4 chuyến/ tuần.
- Thời gian vận chuyển: Khoảng 2 ngày
Vận chuyển đường biển từ cảng Cửa Lò Nghệ An đi TPHCM
- Gồm có: 4 chuyến/ tuần.
- Thời gian vận chuyển: Khoảng từ 2 ngày
Vận chuyển đường biển từ cảng TP.HCM đến cảng Quy Nhơn
- Gồm có: 1 chuyến/ tuần.
- Thời gian vận chuyển: Khoảng từ 2-3 ngày
Vận chuyển đường biển từ Quy Nhơn đến cảng Sài Gòn
- Gồm có: 1 chuyến/ tuần.
- Thời gian vận chuyển: Đi khoảng 2 ngày
Vận chuyển hàng hóa đi từ cảng Hồ Chí Minh đến cảng Đà Nẵng
- Gồm có: 3 chuyến/ tuần.
- Thời gian vận chuyển: Khoảng từ 2 tới 3 ngày
Vận chuyển hàng hóa đi từ cảng Đà Nẵng đến cảng HCM
- Gồm có: 3 chuyến/ tuần.
- Thời gian vận chuyển: Đi khoảng 2 tới 3 ngày
Thịnh Logistics – Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển
Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một địa chỉ cung cấp những dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa, ngoại địa an toàn, uy tín thì Thịnh Logistics là cái tên mà bạn không thể bỏ qua. Thịnh Logistics từ lâu đã được biết đến là đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa đường biển với nhiều chuyến tàu nội địa. Lý do vì sao chúng ta nên lựa chọn đơn vị Thịnh Logistics mà không phải là những đơn vị khác bởi:
- Cung cấp nhiều loại tàu hàng khối lượng lớn chuyên chở nhiều loại hàng hóa đa dạng.
- Cung cấp tàu kích thước lớn, chở được hàng hóa có khối lượng, kích thước lớn.
- Quá trình vận tải có độ an toàn cao, giảm thiểu khả năng xảy ra va chạm giữa các tàu với nhau.
- Chi phí vận chuyển phải chăng hơn so với những loại hình vận chuyển khác.
Một số dịch vụ mà Thịnh Logistics cung cấp:
- Dịch Vụ Khai Báo Hải Quan
- Nâng Hạ Cẩu Di Dời Máy Móc
- Vân Chuyển Hàng Đi Phú Quốc
- Vận Chuyển Đường Biển Nội Địa
- Vận Chuyển Đường Biển Quốc Tế
- Vận Chuyển Hàng Đi Campuchia
Bạn có thể liên hệ đến Thịnh Logistics nếu có nhu cầu muốn vận chuyển hàng hóa nhanh chóng bằng đường biển:
- Holine/ Zalo : 0944 761 461 Mr Thịnh ( Trưởng Phòng Kinh Doanh)
- Email: [email protected] – Skype: tranhuuthinhhcm
- Địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/thinhlogistics/
- Địa chỉ nhà đại diện: 5-7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ Hà Nội: Tầng 6, 116 Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
- Địa chỉ Bình Dương: Đường Số 19, KDC Vĩnh Tân, KCN Vsip 2A, Tân Uyên, Bình Dương.
- Website: https://vantainhanh247.vn/
Trên đây là những thông tin về hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Với những thông tin tham khảo ở trên đây về chi phí, hình thức, thủ tục vận chuyển. Mong rằng bạn sẽ có thêm cho mình một lượng kiến thức bổ ích.