Phân tích về Kích Thủy Lực Là Gì ? Cấu Tạo & Cách Sử Dụng

Phân tích về Kích Thủy Lực Là Gì ? Cấu Tạo & Cách Sử Dụng là ý tưởng trong nội dung bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để đọc thêm nhé.

Kích thủy lực là một thiết bị thông dụng có thể được nhìn thấy ở mọi nơi không chỉ trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo cơ khí mà nó còn xuất hiện trong các hoạt động đời sống hằng ngày. Tuy nhiên hiện nay, vẫn có khá nhiều người chưa tiếp cận được nhiều thông tin về loại thiết bị này, gặp khó khăn trong quá trình chọn mua và sử dụng. Bài viết ngày hôm nay sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản về Kích thuỷ lực là gì? giúp quý khách có cái nhìn khách quan và thực tế nhất về loại thiết bị này.

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực hay còn được gọi là con đội thủy lực là một thiết bị cơ khí được dùng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn và cồng kềnh được sử dụng khá phổ biến trong các quán sửa chữa xe ô tô hay các đơn vị sản xuất và sửa chữa cơ khí khác. Do hoạt động của thiết bị này hoàn toàn phụ thuộc vào piston hay cơ chế áp suất nên nó còn có một tên gọi khác nữa là kích thủy lực piston.

kích thủy lực là gì, kích thủy lực, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn, kích thủy lực 50 tấn, kích thủy lực dài, kích thủy lực 1 chiều, kích thủy lực 2 chiều, kích thủy lực hành trình dài, kích thủy lực 20 tấn, kích thủy lực rỗng tâm

Trước đây, con người thường gặp khó khăn và đau đầu khi cần nâng những vật có kích thước cồng kềnh có tải trọng từ vài tấn đến trăm tấn. Thế nhưng, giờ đây kích thủy lực được xem như một giải pháp tối ưu để nâng hạ các vật nặng chỉ với lực nâng rất nhỏ so với trọng lượng của nó.

kích thủy lực là gì, kích thủy lực, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn, kích thủy lực 50 tấn, kích thủy lực dài, kích thủy lực 1 chiều, kích thủy lực 2 chiều, kích thủy lực hành trình dài, kích thủy lực 20 tấn, kích thủy lực rỗng tâm

Nếu bạn đang tìm kiếm thiết bị có thể nâng hạ vật thì có hai sự lựa chọn đó là kích vít và kích thủy lực. Kích vít có thể sử dụng để di chuyển cả tòa nhà hay ô tô và kích thủy lực còn có thể làm được nhiều việc hơn như là nâng thang máy, xe cơ giới…

Cấu tạo của kích thủy lực

kích thủy lực là gì, kích thủy lực, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn, kích thủy lực 50 tấn, kích thủy lực dài, kích thủy lực 1 chiều, kích thủy lực 2 chiều, kích thủy lực hành trình dài, kích thủy lực 20 tấn, kích thủy lực rỗng tâm

Kích thủy lực gồm có bốn bộ phận chính đó là van, piston, khóa và bình chất lỏng công tác.

  • Van: có chức năng đóng mở piston để cho hơi khí được nén đi vào bên trong đường ống. Khi đóng van thì phần piston sẽ được đẩy lên, còn khi bạn xả (mở) van thì áp lực sẽ mất đi, cộng với khối lượng lớn của vật sẽ ép piston đi xuống.
  • Piston: chính là phần trụ như ở cầu nâng trên ô tô hoặc xe máy. Dưới tác dụng của chất dung môi, piston sẽ đẩy được các đồ vật nặng lên.
  • Khóa: có chức năng khóa chết kích tại một độ cao phù hợp để người thợ có thể tiến hành công việc của họ một cách dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo về độ an toàn cho người thợ.
  • Bình chất lỏng công tác: thường chứa dung môi chuyên dụng để hỗ trợ cho piston trong việc đẩy đồ vật nặng lên.

Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực

Nguyên lý hoạt động của kích thủy lực khá đơn giản. Có thể tưởng tượng rằng nó khá giống với một khẩu súng nước. Chúng ta dùng ngón tay bóp cò súng thì dòng nước sẽ chảy ngược lại. Khi đó, chúng ta đã tạo nên một lực đẩy lớn để bắn nước ra. Và con đội thủy lực có thể ví là phiên bản phóng to lên rất nhiều lần của súng nước.

kích thủy lực là gì, kích thủy lực, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn, kích thủy lực 50 tấn, kích thủy lực dài, kích thủy lực 1 chiều, kích thủy lực 2 chiều, kích thủy lực hành trình dài, kích thủy lực 20 tấn, kích thủy lực rỗng tâm

Theo sơ đồ nguyên lý hoạt động của kích thủy lực ở ảnh trên, có thể thấy được nguyên lý hoạt động của nó cụ thể như sau:

  • Cơ chế đẩy lên: Khi piston số 2 nén hay di chuyển dần về phía dưới khoảng L1 thì van số 3 sẽ đóng lại. Chất lỏng ở trong bình công tác 1 sẽ đi vào xilanh và được nâng qua van một chiều số 4. Khi đó, piston số 6 cùng vật tải F2 sẽ được nâng lên một khoảng là L2.
  • Cơ chế hạ xuống: Khi piston số 2 di chuyển về phía trên L1, van một chiều số 4 sẽ đóng lại. Khi đó thì piston số 2 sẽ hạ xuống một khoảng là L2. Nếu muốn hạ piston kích thủy lực số 6 và vật tải F2 xuống thì cần phải hạ khóa số 5 để nối thông xilanh cùng bình chứa lại với nhau.

Phân loại kích thuỷ lực phổ biến nhất

Hiện nay trên thị trường người ta đã phân chia thành hàng ngàn loại kích thủy lực, tuy nhiên vẫn có một số loại khá phổ biến được bài viết tổng hợp lại giúp khách hàng có thể phân biệt nhanh chóng và lựa chọn chính xác.

1.Theo tải trọng

kích thủy lực là gì, kích thủy lực, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn, kích thủy lực 50 tấn, kích thủy lực dài, kích thủy lực 1 chiều, kích thủy lực 2 chiều, kích thủy lực hành trình dài, kích thủy lực 20 tấn, kích thủy lực rỗng tâm

  • Kích thủy lực 2 tấn

Kích thủy lực 2 tấn rất được thông dụng vì sự nhỏ gọn, đơn giản và trọng lượng của kích chỉ khoảng 2 đến 3kg. Kích 2 tấn được sử dụng để nâng các vật nặng từ 0-2 tấn với hành trình từ 50mm đến 200mm (tùy loại).

  • Kích thủy lực 5 tấn

Tùy theo hãng sản xuất mà kích thuỷ lực 5 tấn chỉ có trọng lượng từ 3 đến 5kg. Thiết bị này giúp bạn nâng hạ các vật có trọng tải từ thấp đến tối đa 5 tấn – mức tải trọng mà con người chắc chắn không thể nâng lên bằng tay được. Hành trình nâng thông thường của loại kích này là 115mm.

  • Kích thủy lực 10 tấn

Kích thủy lực 10 tấn với mức giá rẻ có tải trọng nâng tối đa là 10 tấn với hành trình nâng tối đa 150mm. Phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng trong công việc mà các khách hàng có thể lựa chọn kích thuỷ lực đứng hoặc kích ngang.

  • Kích thủy lực 20 tấn

Loại kích này sẽ có tải trọng tối đa là 20 tấn, tùy thuộc vào hãng sản xuất và model mà hành trình nâng của kích có thể từ 500mm đến 200mm.

  • Kích thủy lực 30 tấn

Kích thủy lực 30 tấn đảm bảo nâng hạ được các vật nặng có tải trọng tối đa là 30 tấn với hành trình nâng đa dạng từ 50mm đến 200mm.

Ngoài ra, các khách hàng có thể lựa chọn các loại kích tải trọng nhỏ như: 1 tấn, 4 tấn… hay các kích có tải trọng nâng lớn hơn như: 50 tấn, 100 tấn, 200 tấn, 500 tấn…

2.Theo chiều nâng

Kích một chiều là loại kích đơn giản nhất và được dùng để nâng hạ các vật theo chiều đứng. Muốn kích 1 chiều hoạt động, bạn cần kết hợp chúng với bơm tay hoặc bơm dầu.

Do kích hoạt động theo hai chiều nên người ta thường gọi là kích hai chiều hay kích thủy lực nằm ngang. Tải trọng nâng và hành trình nâng của loại này tương tự như với loại kích 1 chiều. Lưu ý là muốn sử dụng kích 2 chiều thì khách hàng phải có bơm dầu điện với 2 vòi dầu.

3.Theo tên gọi

Đây là loại kích thủy lực 1 chiều thông dụng nhất hiện nay bởi nó có cấu tạo đơn giản và tiện dụng mà giá thành lại phải chăng.

Hầu như tất cả các hãng sản xuất đều có cung cấp loại con đội thường này với nhiều hành trình và mức tải trọng khác nhau.

Cấu tạo của con đội lùn cũng tương tự như con đội thường. Điểm khác biệt là nó thấp hơn và có tiết diện lớn hơn. Người ta thường lựa chọn các kích lùn để nâng máy móc và vật có tải trọng nhỏ hơn 10 tấn.

Nếu so sánh với kích thủy lực dài hay kích thủy lực đứng thì kích cá sấu có thiết kế phần thân dài hơn. Với phần xi lanh thủy lực và piston thủy lực thì khi thực hiện việc nâng lên sẽ tạo ra một góc vuông so với thân kích.

Với thiết kế có thể nằm sát và bám vào mặt phẳng nên kích cá sấu thường được dùng trong sửa chữa ô tô, làm lốp xe hay vá xe.

Đây là con đội được thiết kế để đảm bảo cơ chế nâng – kê vật tải theo một cách an toàn.

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp con đội kê này trong các xưởng làm lốp ô tô. Sau khi xe được kích lên vị trí để thực hiện công việc thì con đội kê sẽ đảm bảo xe được giữ nguyên trạng thái trong khi nhân viên tháo lốp, thay lốp và sửa chữa.

Con đội đẩy hàng còn thường được dân kỹ thuật gọi là con rùa đẩy hàng. Thiết bị này được ra đời nhằm hỗ trợ con người trong việc di chuyển các vật nặng trong quãng đường ngắn hay phạm vi nhỏ.

Con đội móc hay còn gọi là kích móc thủy lực là thiết bị được sáng tạo và cải tiến với thiết kế 2 lò xo giúp kéo và định vị đầu đội và móc vị trí một cách chính xác và nhanh chóng chỉ trong 1 thao tác xả van mở – đóng dầu.

Thiết bị ưu việt này được sử dụng trong những tình huống mà cần nâng phía đầu vật tải hoặc nâng vật sát dưới mặt phẳng. Nếu muốn di chuyển vật thì bạn chỉ cần kết hợp với con rùa đẩy hàng.

4.Theo cấu tạo

Còn thường được gọi là kích thủy lực nối dài, sử dụng trong các lĩnh vực như sửa chữa và bảo dưỡng ô tô tại các xưởng, garage hay đại lý xe hơi, xe máy, trong các đội tàu xe và xưởng cơ khí chế tạo,…

  • Kích thủy lực nằm ngang

Hay còn gọi là kích 2 chiều có khả năng hoạt động theo 2 chiều, dùng để nâng – hạ theo chiều ngang các vật có tải trọng từ vài tấn đến vài trăm tấn, khi nâng kích nằm ngang cần có sự hỗ trợ bắt buộc của bơm điện thủy lực 2 vòi dầu.

  • Kích thủy lực rỗng tâm

Kích nâng thủy lực loại này có phần lõi rỗng xuyên suốt chiều dài kích, có thể sử dụng để nâng hoặc kéo các vật nặng cho vào phần rỗng của kích. Thông thường, thiết bị này sẽ có kích thước rất lớn để bù vào phần thể tích bị rỗng.

5.Theo nguyên lý hoạt động

  • Kích thủy lực dùng điện

Kích nâng điện có khả năng nâng rất lớn và thời gian nâng nhanh, thường được sử dụng trong việc nâng hạ xe tại các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô hay các xưởng sản xuất cơ khí,… Tuy nhiên, dòng kích này lại bị phụ thuộc vào nguồn điện, nếu mất điện thì không hoạt động được.

  • Kích thủy lực dùng hơi

Sử dụng phổ biến tại các garage, có khả năng nâng lớn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành phải có sự hỗ trợ của khí nén mới có thể thực hiện được công việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm công sức cũng như thời gian của người sử dụng.

  • Kích thủy lực bơm tay

Thường được dùng tại các tiệm sửa chữa nhỏ, có khả năng nâng các vật nặng có tải trọng thấp đến trung bình. Quá trình nâng sẽ mất nhiều thời gian hơn và tiêu tốn nhiều công sức của người dùng hơn. Tuy nhiên ưu điểm của loại kích thuỷ lực này là không phải phụ thuộc vào điện hay khí nén mà vẫn có thể hoạt động bình thường.

Ứng dụng của kích thủy lực

Kích thủy lực là một thiết bị kỹ thuật hiện đại được ứng dụng vào hầu hết tất cả các ngành công nghiệp của nước ta, từ sản xuất, gia công và lắp ráp cho đến lĩnh vực khai thác, sửa chữa…

kích thủy lực là gì, kích thủy lực, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn, kích thủy lực 50 tấn, kích thủy lực dài, kích thủy lực 1 chiều, kích thủy lực 2 chiều, kích thủy lực hành trình dài, kích thủy lực 20 tấn, kích thủy lực rỗng tâm

Kích thuỷ lực sẽ được lắp đặt vào các hệ thống và dây chuyền sản xuất với nhiều mục đích khác nhau, phổ biến như:

+ Lắp đặt và thay thế các cụm chi tiết của máy móc hay thiết bị.

+ Kích nâng và cân chỉnh để lắp ráp thiết bị.

+ Nâng hạ để lắp ráp và sửa chữa hay sơn xịt ô tô và xe cơ giới.

+ Nâng hạ thang máy.

+ Nâng hạ giàn khoan, kích cầu đường để thay thế gối cầu.

+ Sử dụng khi cần tháo lắp bánh răng, vòng bi pulley đai răng hoặc các cụm chi tiết trong máy…

Bên cạnh đó, các loại kích thủy lực trong tải từ 5 tấn đến 300 tấn còn là những bộ phận quan trọng và không thể tách rời của các hệ thống thủy lực như: máy ép, máy chấn tôn, máy ép ty, máy nghiền thủy lực, máy đột lỗ thủy lực,…

Các ngành đóng tàu,  cơ khí chế tạo máy, sản xuất hóa chất, khai thác dầu mỏ – khí đốt,xi măng… cũng sử dụng kích thuỷ lực với các tải trọng khác nhau.

Trong đời sống, khi cần di chuyển nhà hay trụ cột bê tông trong xây dựng, người ta thường phải sử dụng rất nhiều kích và bố trí tại nhiều điểm khác nhau để có thể nâng và di chuyển nhà theo mong muốn.

Lưu ý khi lựa chọn kích thuỷ lực

Để có thể sử dụng kích thủy lực và mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho con người và gia tăng tuổi thọ cho thiết bị thì khi lựa chọn, các khách hàng cần lưu ý các điều sau:

+ Trọng lượng nâng và hành trình nâng phải phù hợp với thông số của kích mà hãng cung cấp.

+ Xem xét độ an toàn để không làm ảnh hưởng đến vật nâng và người trực tiếp vận hành kích.

+ Thời gian nâng có nhanh chóng và đảm bảo như yêu cầu hay không?

+ Kích thủy lực có thiết kế nhỏ gọn và thuận tiện cho việc di chuyển hay làm việc tại các không gian nhỏ hẹp…hay không?

+ Nguồn gốc xuất xứ và tên hãng sản xuất

Một số hãng sản xuất và phân phối kích thủy lực uy tín nổi tiếng trên thị trường có thể tin tưởng đó là: Masada, Enpos… các hàng đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.

Cách sử dụng kích thủy lực

kích thủy lực là gì, kích thủy lực, kích thủy lực 2 tấn, kích thủy lực 5 tấn, kích thủy lực 10 tấn, kích thủy lực 50 tấn, kích thủy lực dài, kích thủy lực 1 chiều, kích thủy lực 2 chiều, kích thủy lực hành trình dài, kích thủy lực 20 tấn, kích thủy lực rỗng tâm

– Đầu tiên, bạn cần kiểm tra vít xả đã được vặn chặt hay chưa. Nếu chưa chặt thì hãy vặn chặt vít xả theo chiều kim đồng hồ nếu không khi tiến hành kích sẽ không lên hoặc không chịu được tải.

– Nhấn vào van cấp khí để nâng kích, nhả van cấp khí khi bạn muốn dừng kích.

– Tiến hành thao tác với các máy móc hoặc thiết bị đã được kê kích. Nếu thời gian thao tác khá dài, hãy sử dụng thêm vật kê (mễ kê) để kê thay cho kích, sau đó thì nhấc kích ra trong quá trình sửa chữa để đảm bảo về an toàn.

– Sau khi hoàn thành việc sửa chữa thì hãy kê lại kích và đưa mễ kê ra trước khi hạ kích.

– Khi thao tác xong thì tiến hành hạ kích,  bạn dùng tay công đi kèm kích để vặn xả ngược chiều kim đồng hồ một cách từ từ  để đảm bảo máy móc và thiết bị được hạ xuống an toàn. Nếu vặn xả quá nhanh sẽ khiến kích bị tụt xuống đột ngột, có khả năng làm hỏng kích và sập kích dẫn nguy hiểm cho người sử dụng.

– Sau khi cần xi lanh đã được hết thu lại hãy tiến hành vặn chặt xả lại.

Bạn có thể tham khảo video

Lưu ý: Để đảm bảo chất lượng kích cũng như an toàn cho cả vật nâng và người sử dụng thì cần tuân thủ những quy tắc sau đây:

  • Lựa chọn kích có tải trọng nâng phải lớn hơn tải trọng của vật cần nâng.
  • Kiểm tra toàn bộ trước mỗi lần vận hành.
  • Lắp đặt đúng kỹ thuật.
  • Đặt kích trên mặt phẳng đủ độ cứng và có thể chịu được tải trọng nâng của kích.
  • Bổ xung dầu nhớt định kỳ khi xilanh đang trong trạng thái nghỉ.
  • Đặt đúng vị trí tâm vật cần nâng.
  • Khi sử dụng nhiều kích cho 1 vật thì cần phân bổ lực cho đều.
  • Vừa kích vừa kê và không nên để kích hoạt động quá lâu hoặc nâng quá cao.
  • Tránh các nguồn nhiệt lớn hay hàn hồ quang khi kích đang vận hành vì có thể làm hỏng xilanh gây nguy hiển.
  • Không để vật nặng đè lên dây thủy lực, nó có thể làm đứt hoặc chặn đường đi của dầu.
  • Sau khi dùng xong phải hạ xi lanh xuống và bảo dưỡng kích để tránh bị rỉ sét hay hỏng hóc.

Khi bạn có nhu cầu mua kích thủy lực bạn có thể tham khảo thương hiệu: Đại Thịnh Phát Việt Nam

CÔNG TY TNHH ĐẠI THỊNH PHÁT VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 35 đường 4A, Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0908.57.02.02 Điện thoại: 028.6286.2446
  • Sales 1: – [email protected]
  • Sales 2: 0984.889.930 – [email protected]

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

  • Địa chỉ: P502 Tòa Nhà 11 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0908.57.02.02
  • Sale HN: 0944.39.88.55 – [email protected]

Website: dtpvietnam.vn

Hy vọng bài viết vừa rồi các bạn đã biết được Kích thuỷ lực là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của kích thủy lực để đem lại hiệu quả hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn nên tìm đến những địa chỉ phân phối và cung cấp các thiết bị kích thủy lực uy tín để chọn mua được sản phẩm chính hãng, đảm bảo và chất lượng tốt.